10/9/09

ĐÔ LƯƠNG QUÊ TA ƠI

Địa lý & Lịch sử:
Diện tích 35.433 ha, dân số 193.890 người. Thời nhà Hậu Lê, năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, Anh Sơn thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Thời nhà Nguyễn, từ năm 1831, Đô Lương thuộc huyện Lương Sơn, phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay còn lại một số di tích lịch sử như đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Công Uẩn; đền Đức Hoàng thờ Lê Trang Tông, người xây dựng sự nghiệp trung hưng nhà Lê; đình Phú Nhuận, đình Lương Sơn (là ngôi đình lớn bên bờ sông Lam).
Đô Lương là quê hương của:
- Thái phó, Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, tổ tiên của Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn,...
- Tiến sĩ, Hồng lô tự thiếu khanh Nguyễn Nguyên Thành,
Nơi đây có Ba ra Đô lương-một công trình thủy lợi do Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20, có công của hoàng thân Xuphanuvông, sau này là chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào.
Hành chính:
Đô Lương có quốc lộ 7A, 15A đi qua.
Đô Lương được chia thành 1 thị trấn Đô Lương và 32 xã : Lạc Sơn, Đại Sơn, Trù Sơn, Thái Sơn, Hiến Sơn, Trung Sơn, Đà Sơn, Thuận Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Bài Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Xuân Sơn, Tràng Sơn, Hồng Sơn, Hòa Sơn, Lưu Sơn, Mỹ Sơn, Giang Sơn Đông và Giang Sơn Tây.
Ngành nghề truyền thống:
Đô Lương thường được nhắc đến như nơi có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn, với phương pháp làm đơn giản nhưng sản phẩm phong phú và đa dạng như: nồi sắc thuốc bắc, niêu cơm, chõ xôi.
Ở Lưu Sơn, Tràng Sơn nghề đóng góp nhiều thu nhập cho nhân dân là nghề làm bánh đa (tiếng địa phương gọi là "bánh khô") hay làm kẹo lạc, kẹo cu đơ.
Ở xã Đà Sơn còn có nghề làm gạch ngói tại làng Phượng Kỷ.
Hầu như khắp nơi trên đất Đô Lương đều có người làm mộc, từ những dụng cụ trong nhà cho đến những đồ thủ công mỹ nghệ.
Di tích lịch sử-văn hóa:
• Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn.
• Đền Quả sơn và lịch sử con trai thứ tám của vua Lý Công Uẩn: nằm tại xã Ngọc Sơn, là ngôi đền lớn có lịch sử hàng trăm năm. Dân gian lưu truyền câu: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".
• Nhà thờ Nguyễn Nguyên Thành
Nguồn: Từ điển Wikipedia

Upanh.com

Ai nghe bài hát về Đô Lương thì vào địa chỉ sau:
http://nghean24h.com/diendan/showthread.php?t=9145

1 nhận xét:

  1. Cộng đồng người Đô Lương http://nguoidoluong.net

    Trả lờiXóa